Tẩm bổ khi đau ốm bằng cách nào! Em chia sẻ bí kíp, nhà mình áp dụng thành công thì báo cho em vui nhé!

Thanh An Nguyen

5 Tháng mười hai, 2024

SHARE:

Khi uể oải, stress, mệt, bị chấn thương hoặc thiếu vitamin C, thiếu sắt thì cơ thể không tự tổng hợp proline, glycine, glutamine được. Ở điều kiện sức khỏe bình thường, cơ thể chúng ta không thiếu proline, glycine, glutamine để cần phải bổ sung. Các axit amin này vừa hỗ trợ hình thành collagen, vừa giúp cơ thể tổng hợp hemoglobin (huyết sắc tố), creatine (cung cấp năng lượng cho các tế bào), muối mật (để hỗ trợ tiêu hóa), tăng cường hệ miễn dịch, giúp tế bào mau hồi phục, hệ tiêu hóa hoạt động tốt.

Và ngay cả khi cơ thể chúng ta khoẻ mạnh cũng không thể nào tự tổng hợp threonine (một axit amin hỗ trợ gan, tim, hệ miễn dịch và giúp tổng hợp ra các axit amin trên). Muốn có threonine thì phải bổ sung bằng thực phẩm hoặc dược phẩm. Bỏ qua yếu tố thuốc thang, bài này em chỉ nói đến thực phẩm thôi ạ!

Để cơ thể mau chóng hồi phục khi bị ốm, thì chúng ta cần bổ sung các axit amin thiết yếu này vì cơ thể không tự tổng hợp được. Cách hiệu quả, lại dễ ăn, có thể làm bất cứ lúc nào mà không phải ai cũng biết là nấu canh hầm nhé ạ! Chỉ cần chú ý về kỹ thuật nấu để đạt được lượng axit amin tối đa là được:

– Nấu sôi vớt bọt, sau đó hạ nhỏ lửa ở mức liu riu và hầm trong 12 tiếng

– Hãy châm nước nhiều ở lúc mới nấu để tránh trường hợp cạn nước mà lại châm nước LẠNH vào thêm. Sai lầm này nhiều người hay mắc phải do không biết nguyên nhân: khi hầm xương, lượng axit amin tiết ra từ xương cần thời gian dài đun nấu ở một nhiệt độ ổn định, nếu thêm nước lạnh vào làm giảm nhiệt độ thì bề mặt xương sẽ co lại và các axit amin bên trong không thoát ra được nữa.

– Ví dụ với 3 lít nước sau khi hầm 12 tiếng và lọc chỉ còn được 500ml —> có thể dùng nguyên chất như vậy, cũng có thể thêm nước để nấu cháo, soup… ăn thay đổi vị.

– Thêm các nguyên liệu bổ dưỡng khác để có thêm nhiều chất, nhưng ở mức độ đơn giản thì chỉ cần xương heo, xương gà, xương bò là vẫn nấu ra được các axit amin cần thiết (vậy nên mới nói là có thể làm bất cứ lúc nào, miễn là nấu đúng kỹ thuật)

Lúc nấu đừng quên đong đầy tình cảm vào để người ốm mau khỏi hơn nhé ạ! Chúc cả nhà tràn đầy sức khỏe nhen!

Tiếp theo bài hướng dẫn về món canh hầm tẩm bổ em đã viết cách đây ít hôm, em nhận được khá nhiều câu hỏi về nồi nấu canh hầm nên em trả lời chung trong bài này nhé ạ!

    Vì cần hầm xương ở khoảng thời gian khá dài, cụ thể là 12 tiếng, nên việc lựa chọn nồi nấu cũng rất quan trọng, quan trọng ở chỗ biến chất bổ thành không bổ nếu không chọn đúng nồi. Tùy theo loại bếp mà các chị em sử dụng nồi cho phù hợp, các loại nồi tốt không ảnh hưởng quá trình đun nấu có thể kể đến: nồi thủy tinh, nồi gốm, nồi gang tráng gốm, nồi inox 304…

    Vậy để tiết kiệm thời gian và công sức lúc nấu thì có dùng được loại nồi khác mà không cần đun trên bếp (bếp gas, bếp điện) hay không? Câu trả lời là có nhé ạ! Ở đây em sẽ nhắc tới các thiết bị nấu ở gia đình với số lượng mỗi lần nấu ít, còn ở quy mô lớn hơn thì khó áp dụng các thiết bị này được, quy mô công nghiệp thì có nồi ninh được cả xương ra nước nên không thuộc phạm trù bài viết này ạ!

    Theo nguyên tắc đạt được dinh dưỡng trong quá trình đun nấu xương, thì cần đảm bảo nhiệt ổn định được đưa vào liên tục trong thời gian dài với nhiệt lượng đều nhau. Vì vậy phân tách các yếu tố thì sẽ là:

    – Cần yếu tố liên tục nên nồi ủ sẽ không phù hợp, bởi vì nguyên tắc của nồi ủ là nấu sôi rồi đưa vào ủ thời gian dài mà không có gia nhiệt liên tục, việc chỉ giữ nóng trong nồi ủ không đủ điều kiện để xương tiết ra được hết các acid amin cần thiết (mà em đã đề cập ở bài trước)

    – Luôn cần đun ở lửa nhỏ liu riu để giữ nước hầm không mất vị, không bị đục ngầu, và hơn nữa nhiệt độ cao sẽ khiến quá trình nhũ tương hóa lớp mỡ dính trong xương bị đẩy lên nhanh hơn khiến quá trình đông tự nhiên của gelatine tiết ra bị hạn chế. Vì vậy nồi áp suất không phải là một lựa chọn tốt lúc này. Cũng như việc nấu ở nồi trên bếp mà cạn nước lại châm nước sôi vào cũng sẽ xảy ra tình trạng tương tự, còn châm nước lạnh thì làm nhiệt độ bị giảm đột ngột khiến xương không tiết ra thêm được chất nữa, nên nấu trên bếp cần để ý đoạn nước cạn mà em đã viết ở bài trước là vì vậy.

    – Một thiết bị khác giúp việc đun nấu nhàn hơn, không làm cạn nước đi nhiều, cũng vẫn giữ được nhiệt lượng ổn định suốt thời gian dài để hầm xương là nồi nấu chậm. Chị em hoàn toàn có thể sử dụng nồi để nấu sôi lúc đầu cho ra hết bọt để vớt, sau đó hạ nhiệt xuống mức thấp nhất và nấu thời gian dài để có được nồi canh hầm chất lượng. Chỉ cần lưu ý ở chất liệu nồi an toàn là sử dụng được ạ!

    Còn trường hợp không có nồi nấu chậm, hoặc nấu số lượng lớn thì vẫn nên chọn nồi inox và hầm lửa nhỏ liu riu trên bếp để có được nhiều dưỡng chất nhất nhé cả nhà ơi! Với cả nguyên liệu sử dụng nên là loại sạch đảm bảo để chất tiết ra cũng là bổ đúng nghĩa ạ! Chúc cả nhà nhàn hơn với việc nấu nướng nhen!

    From Thanh An with love!

    Có thể bạn quan tâm

    Responses

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    VỀ TÔI

    Xin chào! tôi là Thanh An Nguyễn

    "Khởi nghiệp ẩm thực thành công thông qua việc xây dựng thương hiệu cá nhân"

    CÓ LIÊN QUAN

    Không bỏ lỡ một hướng dẫn nào!

    Đăng ký miễn phí và là người đầu tiên nhận được thông báo về cập nhật